Hôm nay, ngày 04/10 là Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Cách đây 63 năm, vào ngày 04/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC.

Pháp lệnh này được ban hành khá sớm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác PCCC. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động PCCC, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người và tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật PCCC, có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001.

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác PCCC, ý thức PCCC phải luôn hiện diện trong suy nghĩ của tất cả mọi tổ chức, đơn vị, hộ gia đình và từng cá nhân. Bởi, PCCC chỉ phát huy hiệu quả tối ưu khi là hoạt động của toàn dân, có sự lãnh, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành hữu quan. Do vậy, thiết thực hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC 04/10, việc nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác PCCC, hưởng ứng các phong trào toàn dân tham gia PCCC chính là đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các hoạt động PCCC.

Nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy là tự bảo vệ mình khỏi nguy hiểm

Tập huấn nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người dân.

Khi toàn dân tham gia hoạt động PCCC một cách thường xuyên và lâu dài sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác PCCC theo đúng tinh thần “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác PCCC, trong đó công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng vai trò rất quan trọng.

Do vậy, công tác PCCC có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. PCCC, cứu hộ, cứu nạn tốt chính là biện pháp kịp thời giảm thiểu những thiệt hại nghiêm trọng khi xảy ra cháy, nổ, góp phần ổn định KT-XH, an ninh, trật tự trên địa bàn.

Để nâng cao hiệu quả công tác PCCC, thiết nghĩ mỗi người cần nâng cao trách nhiệm, ý thức tự giác trong công tác PCCC; xem đây là quyền lợi thiết thực của chính mình.

Công ty, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, đơn vị, cơ quan cần xây dựng, bố trí đội ngũ những người làm nhiệm vụ PCCC tại chỗ, thường xuyên tổ chức luyện tập; tự trang bị những thiết bị PCCC như bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống chữa cháy, thiết bị báo cháy sớm, thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, ổ cắm điện, nguồn nhiệt, vật dễ cháy,…

Đặc biệt, tại các địa bàn dân cư, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần hỗ trợ thành lập các Tổ liên gia PCCC, trang bị kiến thức, kỹ năng PCCC cho mọi người, dự kiến các tình huống thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra và cần đưa vào tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

PCCC là trách nhiệm chung của toàn xã hội, bởi an toàn PCCC liên quan mật thiết đến tính mạng, tài sản của tất cả mọi người. Vì thế, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, mỗi người dân cần tích cực tham gia phong trào toàn dân PCCC, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần phát triển KT-XH bền vững.

PCCC vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà và toàn xã hội.

 

Nguồn: Báo Long An

TAGcảnh báo cháybáo cháy thông minh, thiết bị báo cháy thông minhbáo cháy không dâyđầu báo cháyđầu báo nhiệtđầu báo cháy quang điệnbáo cháy thông minhhệ thống báo cháyhệ thống báo cháy thông minh, zigbee 4G,  PCCC144.