Năm 2021, trên địa bàn TP.HCM xảy ra 374 vụ cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ. Trong đó, 212 vụ cháy, nổ, làm chết 26 người, bị thương 38 người.

     Thiệt hại về tài sản là khoảng 27.000m2 diện tích nhà xưởng, hàng trăm nhà dân, cùng nhiều tài sản, máy móc thiết bị của các cơ quan, doanh nghiệp bị thiêu rụi, ước tính thành tiền khoảng 6,2 tỉ đồng.

     Đó là các thông tin được đưa ra ngày 14-1 tại hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Phòng PC07 Công an TP.HCM.

NĂM 2021, TP HCM CÓ 26 NGƯỜI CHẾT TRONG CÁC VỤ CHÁY NỔ

     Theo đánh giá tại hội nghị, năm 2021, TP.HCM chịu tác động rất lớn, kéo dài của đại dịch COVID-19, khiến các hoạt động thương mại, kinh tế đình trệ, nhất là các ngành nghề dịch vụ thương mại.

     Trong trạng thái bình thường mới, TP tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, khiến nhu cầu sử dụng năng lượng, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng… dẫn đến việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy và cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

     Trong năm 2021, Phòng PC07 đã điều động gần 400 cán bộ chiến sĩ tăng cường xuống Công an các quận huyện, TP Thủ Đức để đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống dịch Covid-19. Cũng trong năm này, đơn vị đưa vào sử dụng ứng dụng báo cháy và sự cố, tai nạn Help 114. Đến nay đã có hơn 30.000 người tải ứng dụng này về ĐTDĐ để sử dụng. Phòng PC07 cũng tiếp nhận hơn 12.500 cuộc gọi đến Help 114.

NĂM 2021, TP HCM CÓ 26 NGƯỜI CHẾT TRONG CÁC VỤ CHÁY NỔ

     Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PCCC vẫn còn tồn tại những bất cập khó khăn, hạn chế.

     Đặc biệt, nổi lên trong năm 2021 là tình hình cháy tại nhà ở kết hợp kinh doanh - sản xuất. Do tập trung phát triển kinh doanh nên hầu hết người đứng đầu các hộ gia đình kết hợp kinh doanh đều chưa quan tâm, chú ý đến các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC, chưa chủ động trang bị các thiết bị như: hệ thống cảnh báo cháy, thiết bị báo cháy, đầu báo nhiệt, đầu báo cháy, báo cháy thông minh…. nên đa số các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng đều do phát hiện và báo cháy không kịp thời. Do vậy, đám cháy thường phát triển mạnh, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng.

     Có thể thấy lực lượng chức năng rất quan trọng nhưng người dân cũng quan trọng không kém. Chỉ cần mỗi nhà đều trang bị đầy đủ hệ thống PCCC hoặc các thiết bị báo cháy từ sớm thì công tác PCCC sẽ được đảm bảo hơn rất nhiều. Sự chủ động của chính người dân luôn là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu trong công tác phòng chống cháy nổ.

     Vì thế, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, thì mỗi hộ gia đình, hộ kinh doanh cần nâng cao trách nhiệm với nhiệm vụ an toàn PCCC.

 

Nguồn: Báo mới

 

TAG: cảnh báo cháybáo cháy thông minhbáo cháy không dâyđầu báo cháyđầu báo nhiệtđầu báo cháy quang điệnbáo cháy thông minhhệ thống báo cháyhệ thống báo cháy thông minhPCCC144.