Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ của người dân tăng cao, loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều và phổ biến trong tất cả các khu dân cư, nhất là tại các khu đô thị, thành phố.

Đã có nhiều vụ cháy xảy ra tại các nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh làm chết và bị thương nhiều người, thiệt hại lớn về tài sản, gây dư luận hoang mang…

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PCCC CHO NHÀ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cháy nổ cho loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trong khu dân cư. Nghị định 136 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC đối với loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải thực hiện một số biện pháp sau:

– Tại các phân xưởng sản xuất của các loại hình cơ sở này cần có các nội quy, quy định an toàn về PCCC, có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, quy định việc sử dụng điện… Cần nghiêm cấm hút thuốc lá, thuốc lào trong các kho hàng để vật tư, thiết bị và trong các phân xưởng sản xuất.

– Tại các nhà ở sử dụng làm kho, cần chú ý sắp xếp các loại vật tư thiết bị trong kho theo lô, theo chủng loại và căn cứ tính chất cháy, nổ của từng loại vật tư để bảo quản chúng thích hợp.

– Vật tư, nguyên liệu dễ bắt cháy để ngoài bãi hàng ngoài trời phải để xa các công trình, nhà xưởng, đồng thời không gây cản trở giao thông phục vụ chữa cháy.

– Thực hiện chế độ kiểm tra an toàn trong thời gian làm việc, không để rò rỉ nhiên liệu xăng, dầu diêzen, dầu F.O, khí hoá lỏng ra môi trường.

– Đảm bảo các điều kiện thông gió tự nhiên (nếu có thể lắp thêm các hệ thống quạt cơ khí) không để tạo thành môi trường cháy, nổ do nồng độ bụi, sơn đạt giới hạn nguy hiểm nổ khi phun sơn trang trí các chi tiết hoặc trong trường hợp rò rỉ hơi xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng, các khí dùng trong quá trình hàn cắt như C2H2…

– Hệ thống điện chiếu sáng tại khu vực kho, bãi, các xưởng sản xuất phải thường xuyên được kiểm tra, đảm bảo an toàn về PCCC.

– Thực hiện đúng quy trình vận hành bình gas hoá lỏng, bình ôxy, bình axetylen, thiết bị hàn, cắt hơi. Trước khi sử dụng cần kiểm tra chất lượng kỹ thuật và độ kín của hệ thống ống dẫn khí gas hoá lỏng, axetylen, ôxy…

– Kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ các loại giẻ lau khô, giẻ lau thấm xăng, dầu và thấm mỡ bôi trơn xung quanh khu vực sản xuất. Thường xuyên tiến hành vệ sinh công nghiệp tại các xưởng. Thực hiện nghiêm túc chế độ vệ sinh công nghiệp sau mỗi ca làm việc.

– Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra các nắp két chứa nhiên liệu, hệ thống van xả, van an toàn, hệ thống ống dẫn nhiên liệu luôn đảm bảo trong trạng thái kín không để rò rỉ nhiên liệu ra môi trường bên ngoài.

– Đảm bảo nhiệt độ làm việc của các thiết bị luôn nằm trong giới hạn nhiệt độ cho phép.

– Cần thiết kế và lắp đặt hệ thống chữa cháy và phương tiện, chất chữa cháy phù hợp với đặc điểm của từng loại chất cháy, sự phân bố của chất cháy trong các nhà xưởng, đảm bảo hiệu quả chữa cháy trong giai đoạn đầu, làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra. Muốn vậy, trước hết phải xác định không gian cần được bảo vệ trong công tác chữa cháy như kích thước nhà xưởng sản xuất, mặt bằng làm việc… Xác định số lượng thiết bị và số vị trí cần bố trí phù hợp với điều kiện sử dụng để đạt hiệu quả nhất cho công tác chữa cháy. Từ các yêu cầu trên, ta xem xét phương pháp lựa chọn chất chữa cháy và phương tiện chữa cháy di động cụ thể ở phân xưởng sản xuất.

Như vậy, theo Nghị định 136 của Chính phủ quy định nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải có hệ thống cảnh báo cháy. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc về an toàn PCCC.

Bên cạnh các quy định của cơ quan Nhà nước thì việc trang bị các thiết bị báo cháy như: hệ thống cảnh báo cháy, thiết bị báo cháy, đầu báo nhiệt, đầu báo cháy, báo cháy thông minh…cũng chính là để bảo đảm an toàn cho gia đình, cộng đồng và tài sản của chính doanh nghiệp đó.

 

TAG: cảnh báo cháybáo cháy thông minhbáo cháy không dâyđầu báo cháyđầu báo nhiệtđầu báo cháy quang điệnbáo cháy thông minhhệ thống báo cháyhệ thống báo cháy thông minhPCCC144.