Hiện nay, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) ở các hàng quán kinh doanh về dịch vụ ăn uống như: quán cà phê, nhà hàng, quán ăn… chưa được quan tâm kiểm soát chặt chẽ. 

Trong khi những cơ sở này thường tập trung đông người, tiêu thụ lượng điện năng lớn, nếu xảy ra cháy nổ sẽ dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng.

Trên thực tế, đã có không ít vụ cháy nổ xảy ra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống kể trên. Gần đây nhất là vụ cháy quán cà phê trong hẻm ở TP.HCM khiến nhiều khách hàng đang uống cà phê nháo nhào bỏ chạy.

Cụ thể, vào khoảng 11h30 trưa ngày 6/3, tại một quán cà phê trong hẻm 480 Nguyễn Tri Phương (phường 9, quận 10, TP.HCM) bất ngờ xảy ra hỏa hoạn. Khói bốc nghi ngút kèm lửa khiến nhân viên quán cùng khách hàng nhốn nháo bỏ chạy.

Nghe báo động cháy, tổ bảo vệ dân phố nằm đối diện quán cà phê cùng người dân cầm bình chữa cháy mini đến tiếp cận dập lửa nhưng bất thành. Sau đó, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận 10 nhanh chóng điều động phương tiện và gần 20 cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường dập lửa.

Giặc lửa đang rình mò các quán café, quán ăn trong khu dân cư

Tại hiện trường, quán cà phê có 2 tầng theo dạng biệt thự nằm sâu trong hẻm nhỏ khiến việc chữa cháy gặp khó khăn. Xe chữa cháy phải đậu bên ngoài các tuyến đường Bà Hạt, Nguyễn Tri Phương, cách hiện trường khoảng 200m.

Giặc lửa đang rình mò các quán café, quán ăn trong khu dân cư

Đến 12h cùng ngày, đám cháy được khống chế nhưng nhiều tài sản trong quán cà phê bị thiêu rụi. Công an quận 10 đang thống kê thiệt hại, điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Trước tình hình cháy nổ đang diễn biến phức tạp như hiện tại, để bảo đảm an toàn thì chính quyền địa phương, ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn, lập hồ sơ đưa vào quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đặc biệt phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm, không để những hàng quán tồn tại mất an toàn giữa khu dân cư.

Lực lượng cảnh sát PCCC khuyến cáo các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về an toàn PCCC. Đặc biệt, các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết. Trong đó bao gồm thiết bị cảnh báo cháy, báo khói, thiết bị chữa cháy, thiết bị cứu hộ. Có như vậy khi đám cháy xảy ra mới xử lý nhanh và hiệu quả.

Đồng thời, cũng cần nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về an toàn PCCC cho nhân viên phục vụ tại nhà hàng, quán ăn. Có như vậy thì khi đám cháy xảy ra họ sẽ biết mình nên làm gì để chữa cháy, từ đó chủ động xử lý sớm khi có sự cố xảy ra.

 

Nguồn: Báo Pháp Luật

TAGcảnh báo cháybáo cháy thông minh, thiết bị báo cháy thông minhbáo cháy không dâyđầu báo cháyđầu báo nhiệtđầu báo cháy quang điệnbáo cháy thông minhhệ thống báo cháyhệ thống báo cháy thông minh, zigbee 4G,  PCCC144.