Chiều 27/6, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Góp ý vào nội dung này, Đại biểu Trần Thị Thu Phước (đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum) cho rằng, cần quy định cụ thể trách nhiệm của người dân về trang bị các thiết bị báo cháy, báo khói.

Đại biểu Phước cho rằng, bên cạnh nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, dự thảo luật cũng cần bổ sung quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của người dân về trang bị các thiết bị báo cháy, báo khói; khuyến khích lắp đặt hệ thống báo cháy tự động hoặc từ xa thông qua các thiết bị điều khiển thông minh.

Đồng thời, đại biểu cho rằng cần nghiên cứu xây dựng hệ thống dữ liệu khuyến khích người dân chia sẻ dữ liệu từ các thiết bị báo cháy gia đình lên hệ thống dữ liệu chung của cơ quan chức năng để làm tốt công tác cảnh báo.

ĐBQH: Cần bổ sung quy định trách nhiệm người dân về trang bị thiết bị báo cháy

Đại biểu Trần Thị Thu Phước - đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum.

Đại biểu cũng đề nghị, nếu chính sách này được Quốc hội thông qua, cần kịp thời ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện nhanh chóng, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Nêu ý kiến về nội dung này, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đề nghị cần làm rõ hơn điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh.

Trước những vụ cháy, nổ liên tiếp xảy ra trên cả nước trong thời gian qua, đại biểu Dương Khắc Mai bày tỏ tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Từ các vụ cháy thương tâm khiến nhiều người tử vong thời gian qua, có thể thấy việc trang bị các thiết bị phòng cháy và nâng cao kỹ năng xử lý tình huống hỏa hoạn là hết sức cần thiết.

Các sự cố cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ về tài sản mà còn cả tính mạng con người. Để phòng cháy, chữa cháy ngoài những trang bị của tòa nhà, trong mỗi gia đình cần có đó là thiết bị báo cháy, đầu báo khói.

Thiết bị báo cháy là thiết bị đầu tiên giúp con người phát hiện ra các dấu hiệu cháy như nhiệt độ tăng đột ngột, khói, lửa,… có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ, qua đó chúng ta có thể nhanh chóng sử dụng các thiết bị khác để kịp thời khống chế đám cháy.

Ngoài các nhà máy, văn phòng, các tòa nhà cao tầng, khu chung cư, hiện người dân cũng được khuyến khích trang bị thêm một đầu báo khói ngay trong căn hộ của mình nhằm đề phòng trường hợp đầu báo cháy của tòa nhà bị hư hỏng, trục trặc khiến chuông báo cháy kêu không đủ lớn khi bạn đóng kín cửa hay ngủ say.

Thiết bị báo khói được lắp đặt phía trên trần nhà, ngay tại cửa ra vào, nếu có khói tràn từ hành lang vào thì thiết bị sẽ ngay lập tức báo động cho những người ở trong nhà biết. Những thiết bị này thường hoạt động bằng pin nên khi sử dụng bạn không cần phải lo lắng về vấn đề thiết bị không hoạt động khi bị mất điện.

 

Nguồn: Báo Kinh Tế Đô Thị

TAGcảnh báo cháybáo cháy thông minh, thiết bị báo cháy thông minhbáo cháy không dâyđầu báo cháyđầu báo nhiệtđầu báo cháy quang điệnbáo cháy thông minhhệ thống báo cháyhệ thống báo cháy thông minh, zigbee 4G,  PCCC144.