Cháy nổ có thể xảy ra ở bất cứ đâu, đặc biệt tại các nhà máy, nhà kho có chứa vật liệu dễ bắt lửa như xưởng sản xuất bao bì, vải, giấy… là những nơi có nguy cơ cháy rất cao. Đồng thời, khi xảy ra hỏa hoạn những nơi này luôn để lại hậu quả nặng nề về người và của.

Vụ cháy gần đây nhất xảy ra tại Bình Dương đã gây thiệt hại lên đến 500 tỉ đồng.

Theo đó, vào khoảng 5h30 phút sáng ngày 26-7, khu nhà kho rộng 10.000 mét vuông của Công ty liên doanh TNHH Nippon Express chứa bao bì, giấy, vải quần áo… nằm trong cụm công nghiệp Liên Anh, đường Lê Hồng Phong, TP.Dĩ An bất ngờ phát hỏa.

Thời điểm này nhà kho chỉ có bảo vệ nên công tác dập lửa tại chỗ bất thành, ngọn lửa nhanh chóng cháy lớn, cột khói bốc cao hàng chục mét đứng xa nhiều cây số vẫn nhìn thấy.

CHÁY NHÀ KHO Ở BÌNH DƯƠNG THIỆT HẠI KHOẢNG 500 TỈ ĐỒNG

Do bên trong các vật liệu dễ cháy nên ngọn lửa cháy lan rất nhanh, rồi bao trùm khu nhà kho rộng hàng ngàn mét vuông.

Nhận được tin báo, Các đội cảnh sát PCCC của tỉnh Bình Dương đã điều động 11 xe chuyên dụng cùng 58 cán bộ chiến sĩ tiếp cận hiện trường. Vụ cháy xảy ra đúng giờ công nhân đi làm, nhưng do ảnh hưởng của vụ việc nên công an địa phương phong tỏa hiện trường, các công nhân không thể vào công ty nên tập trung đứng quan sát trên đường Lê Hồng Phong. Sau đó một vài công ty đã thông báo cho công nhân được nghỉ ngày hôm đó.

CHÁY NHÀ KHO Ở BÌNH DƯƠNG THIỆT HẠI KHOẢNG 500 TỈ ĐỒNG

Tới khoảng 8h30 ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn. Sau trận hỏa hoạn hàng ngàn mét vuông nhà kho có kết cấu bằng khung thép, tường gạch, mái tôn đã đổ sập, thiêu rụi hơn 10.000 m2 nhà kho, ước tính thiệt hại ban đầu ghi nhận khoảng 500 tỉ đồng, may mắn không có thiệt hại về người.

CHÁY NHÀ KHO Ở BÌNH DƯƠNG THIỆT HẠI KHOẢNG 500 TỈ ĐỒNG

Cháy nổ dù nhỏ nhưng cũng có thể gây ra thiệt hại rất lớn về người và của. Tuy nhiên vấn đề đó không phải là không có cách đối phó, cách phòng tránh.

Tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nên tuyên truyền công tác PCCC trang bị kiến thức về PCCC, tập huấn công tác PCCC qua đó có thể hạn chế vụ cháy nổ xảy ra.

Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (Aptomat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng các nguồn điện: chiếu sáng, phục vụ thoát nạn, chữa cháy, sản xuất…

Bên cạnh đó, cần trang bị các thiết bị báo cháy, các thiết bị PCCC tại chỗ để đảm bảo chữa cháy hiệu quả và bảo vệ an toàn cho người và của cải khi có cháy nổ xảy ra.

 

Nguồn: Báo Tiền Phong

TAG: cảnh báo cháybáo cháy thông minhbáo cháy không dâyđầu báo cháyđầu báo nhiệtđầu báo cháy quang điệnbáo cháy thông minhhệ thống báo cháyhệ thống báo cháy thông minhPCCC144.