Trưa 29/5, một vụ cháy lớn xuất phát từ ngôi nhà ở kết hợp sửa chữa lốp xe ô tô tại Đông Anh (Hà Nội) sau đó lan sang 2 nhà bên cạnh khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi.

CHÁY CƠ SỞ SỮA CHỮA LỐP Ô TÔ, THIÊU RỤI 2 NHÀ LIỀN KỀ

Cụ thể, vào lúc 11h10 ngày 29/5, một ngọn lửa bất ngờ bốc lên tại ngôi nhà ở kết hợp làm cơ sở sửa chữa lốp ô tô tại khu vực cầu Lộc Hà (Đông Anh, Hà Nội), sau đó bùng lên dữ dội, cháy lan sang 2 nhà liền kề.

Theo nhân chứng, trước thời điểm xảy ra cháy khu vực này bị mất điện. Khi có điện trở lại, xuất hiện một tiếng nổ tại cột phát sóng điện thoại trên nóc nhà (nơi xảy ra cháy) sau đó ngọn lửa bùng lên nhanh chóng rồi lan theo cầu thang máy xuống tầng 1 của căn nhà. Chứng kiến sự việc, nhiều người dân cùng chủ nhà sử dụng bình chữa cháy cầm tay để dập lửa nhưng bất thành.

Nhận tin báo, lực lượng chức năng ngay lập tức có mặt tại hiện trường để tổ chức chữa cháy. Ngay sau khi đến hiện trường, lực lượng chữa cháy khẩn trương chia quân thành nhiều mũi chữa cháy nhưng gặp nhiều khó khăn do lửa lớn và bên trong cơ sở trên vẫn còn nhiều lốp ô tô nên bắt lửa rất nhanh.

CHÁY CƠ SỞ SỮA CHỮA LỐP Ô TÔ, THIÊU RỤI 2 NHÀ LIỀN KỀ

Đến hơn 14h, lực lượng chữa cháy vẫn nỗ lực dập lửa, khống chế không cho ngọn lửa cháy lan. Bước đầu xác định, vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản trong 3 căn nhà gặp hỏa hoạn đã bị thiêu rụi. Thống kê ban đầu, vụ cháy không gây thiệt hại người, nhưng 3 căn nhà gồm nhiều tài sản đã bị thiêu rụi.

Mấy ngày vừa qua, cứ vài ngày lại có một vụ cháy lớn, thậm chí trong một ngày xảy ra 2 vụ cháy. Nhìn vào cách chữa cháy của những vụ việc vừa xảy ra cho thấy, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cũng đã rất nỗ lực tiếp cận hiện trường một cách nhanh nhất.

Nhưng dù đã nỗ lực để hạn chế thấp nhất thiệt hại thì chúng ta vẫn phải chấp nhận một sự thật là hậu quả của cháy vô cùng đau xót. Tính mạng con người, tài sản thiệt hại không thể lấy lại được. Nhiều doanh nghiệp phá sản, nợ nần chồng chất sau một vụ cháy, nhiều gia đình tán gia bại sản… cả đời không khắc phục được hậu quả.

Vậy, làm sao để khi cháy, đám cháy được dập tắt một cách sớm nhất có thể, và quan trọng hơn, làm sao để không xảy ra cháy, đó mới là câu hỏi cần lời giải.

Hạn chế rủi ro từ hỏa hoạn thì mỗi người, mỗi gia đình cùng nâng cao cảnh giác, tuân thủ kỹ càng mọi biện pháp phòng cháy, chữa cháy và thoát hiểm khi có sự cố.

Trước những nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ nêu trên, việc lắp đặt các thiết bị báo cháy sớm như: thiết bị báo khói, thiết bị báo cháy, đầu báo nhiệt…cho loại hình nhà ở kết hợp với kinh doanh là vô cùng quan trọng. Các thiết bị này sẽ giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu hoả hoạn như khói, lửa và phát ra các cảnh báo sớm nhất để con người có thể tự ứng biến và ngăn chặn hoả hoạn xảy ra.

“Nước xa không cứu được lửa gần” hay “Phòng cháy, hơn chữa cháy”, là những kinh nghiệm xương máu mà ông bà xưa của chúng ta để lại. Hy vọng từ những bài học về các vụ cháy lớn xảy ra thời gian vừa qua sẽ giúp mỗi người chúng ta nâng cao ý thức cảnh giác với “giặc lửa”, nhất là hiện đang vào cao điểm của mùa khô, cũng như nắng nóng sử dụng điện nhiều thường xảy ra hỏa hoạn.

 

Nguồn: Báo Việt Nam Net

TAGcảnh báo cháybáo cháy thông minh, thiết bị báo cháy thông minhbáo cháy không dâyđầu báo cháyđầu báo nhiệtđầu báo cháy quang điệnbáo cháy thông minhhệ thống báo cháyhệ thống báo cháy thông minh, zigbee 4G,  PCCC144.