Vụ hỏa hoạn xảy ra vào chiều ngày 17-8 bên trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, đây cũng chính là di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn, đã khiến nhiều vật dụng, đồ đạc bị hư hại.

Vụ việc này chính là hồi chuông cảnh báo trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở di tích, đặc biệt là các di tích quan trọng, có giá trị lịch sử.

CẢNH BÁO VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRONG CÁC KHU DI TÍCH

Lực lượng PCCC nỗ lực chữa cháy tại Di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn.

Di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn nằm trên đường 23 Tháng 8 (phường Đông Ba, TP. Huế) là trụ sở và là nơi trưng bày của Bảo tàng Lịch sử tỉnh. Nơi xảy vụ cháy cách Hoàng thành Huế không xa. Vì thế, vụ cháy khiến nhiều người lo ngại và đặt dấu hỏi trong công tác PCCC nếu không may có sự cố xảy ra.

Về vụ cháy di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn, khu vực xảy ra cháy là dãy nhà đang trưng bày các hiện vật cuộc kháng chiến chống Pháp tại Thừa Thiên Huế (1930-1954). Dù các hiện vật kịp thời đưa ra ngoài, nhưng vụ cháy vẫn làm sập 1/4 mái nhà trưng bày và theo lý giải, mái nhà làm bằng ngói liệt, kết cấu gỗ nên dễ bắt lửa.

Nói về vụ cháy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng rất may khi chưa ảnh hưởng nhiều đến di tích, nhưng đây như là một hồi chuông cảnh báo không riêng gì di tích Quốc Tử Giám mà với rất nhiều di tích khác. Đặc biệt là các di tích có công trình kiến trúc vô cùng quý giá, được xếp hạng.

Hầu hết các di tích lịch sử, các bảo tàng trên cả nước hiện nay đều là các công trình kiến trúc cấu kiện bằng gỗ nên luôn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn. Ngoài ra, ở các điểm di tích thường có thờ cúng, thắp hương … Trước những mối nguy đó,  thì công tác PCCC phải luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu.

Chính vì vậy, cần xem lại và có quy trình PCCC đặc biệt cho các di tích, công trình kiến trúc bên trong Kinh thành nói riêng và các di tích, công trình kiến trúc có giá trị khác trên cả nước nói chung.

Không được phép lơ là PCCC

Trong hơn 10 năm trở lại đây, gần như năm nào Bộ VHTTDL cũng ban hành Chỉ thị hoặc có văn bản gửi các tỉnh, thành phố và các Sở địa phương về công tác tăng cường phòng chống thiên tai, cháy, nổ, trộm cắp ở bảo tàng và di tích. Nói như thế để thấy rằng, Bộ VHTTDL rất chú trọng và quan tâm vấn đề này, bởi mỗi khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ tại di tích hay bảo tàng thường để lại hậu quả rất nặng nề, nhiều di vật, hiện vật, tài liệu, hình ảnh; giá trị kiến trúc… sẽ một đi không trở lại, không có khả năng khôi phục.

CẢNH BÁO VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRONG CÁC KHU DI TÍCH

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào chiều ngày 17.8 bên trong khuôn viên di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn là hồi chuông cảnh báo đối với các Ban quản lý di tích, bảo tàng trong việc nâng cao nhận thức; thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá hệ thống PCCC tại di tích, bảo tàng, đồng thời cần phải có các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

 

Nguồn: Báo Mới

TAG: cảnh báo cháybáo cháy thông minhbáo cháy không dâyđầu báo cháyđầu báo nhiệtđầu báo cháy quang điệnbáo cháy thông minhhệ thống báo cháyhệ thống báo cháy thông minhPCCC144.