Thời gian qua, các vụ cháy nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản. Theo thống kê có trên 70% các vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện.

Để giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ, mỗi người dân cần lưu ý những điều sau:

     1. Không để đồ vật dễ cháy (gas, xăng, dầu, vải, giấy,...) gần thiết bị điện.

     2. Không lắp đặt thêm thiết bị điện công suất lớn ngoài thiết kế ban đầu.

     3. Không sử dụng các thiết bị điện kém chất lượng.

     4. Không đun nấu bếp điện (bếp từ, bếp hồng ngoại) khi không có người lớn trông coi.

     5. Không sạc các thiết bị như điện thoại, xe điện, đồ điện tử qua đêm.

     6. Không sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vào cùng 1 ổ cắm.

     7. Tắt nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng.

Ngoài ra, để phòng cháy, chữa cháy ngoài những lưu ý kể trên trong mỗi gia đình cần trang bị 4 thiết bị quan trọng như sau:

1. Thiết bị báo cháy, đầu báo khói

Thiết bị báo cháy sớm là thiết bị đầu tiên giúp con người phát hiện ra các dấu hiệu cháy như nhiệt độ tăng đột ngột, khói, lửa,… có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ, qua đó chúng ta có thể nhanh chóng sử dụng các thiết bị khác để kịp thời khống chế đám cháy.

7 LƯU Ý AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Ngoài các nhà máy, văn phòng, các tòa nhà cao tầng, khu chung cư, lực lựng chức năng khuyến khích người dân trang bị thêm một đầu báo khói ngay trong căn hộ của mình nhằm đề phòng trường hợp đầu báo cháy của tòa nhà bị hư hỏng, trục trặc khiến chuông báo cháy kêu không đủ lớn khi bạn đóng kín cửa hay ngủ say.

Đầu báo khói được lắp đặt phía trên trần nhà, ngay tại cửa ra vào, nếu có khói tràn từ hành lang vào thì thiết bị sẽ ngay lập tức báo động cho những người ở trong nhà biết. Những thiết bị này thường hoạt động bằng pin nên khi sử dụng bạn không cần phải lo lắng về vấn đề thiết bị không hoạt động khi bị mất điện.

2. Bình chữa cháy

Một trong các thiết bị phòng cháy chữa cháy gia đình nào cũng cần phải sắm đó là bình chữa cháy. Theo thống kê, có đến gần 90% các đám cháy nhỏ có thể kiểm soát được nhờ sử dụng các bình chữa cháy cầm tay xử lý ban đầu trước khi đám cháy lan rộng hơn.

3. Mặt nạ lọc hơi khí độc

Thêm một thiết bị phòng cháy chữa cháy mà các gia đình nên có đó là mặt nạ chống khói. Đây là loại mặt nạ được sử dụng để bảo vệ người dùng khỏi hít phải các khí độc hại trong không khí và các chất gây ô nhiễm môi trường.

7 LƯU Ý AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Các mặt nạ chống khói được thiết kế kích thước nhỏ gọn và đeo dễ dàng trong vòng 3 giây, hầu hết các mặt nạ có hai lõi lọc khói, tùy theo độ đậm đặc của khói mà mặt nạ sử dụng được trong vòng 30 phút tới 1 giờ.

4. Thang dây thoát hiểm

Đặc biệt quan trọng đối với những gia đình ở các căn hộ tầng cao, thang dây thoát hiểm giúp người dân thoát ra ngoài an toàn khi không thể sử dụng cầu thang hoặc thang máy.

7 LƯU Ý AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Các sự cố cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ về tài sản mà còn cả tính mạng con người. Việc trang bị các thiết bị phòng cháy và nâng cao kỹ năng xử lý tình huống hỏa hoạn là hết sức cấp thiết trong thời điểm hiện tại.

 

TAGcảnh báo cháybáo cháy thông minh, thiết bị báo cháy thông minhbáo cháy không dâyđầu báo cháyđầu báo nhiệtđầu báo cháy quang điệnbáo cháy thông minhhệ thống báo cháyhệ thống báo cháy thông minh, zigbee 4G,  PCCC144.